“Người khổng lồ không bản sắc” là cái tên mà ông chủ hãng coffee Trung Nguyên đã đặt cho tập đoàn Starbucks, mạng lưới quán coffee lớn nhất thế giới, khi họ giới thiệu mẫu logo mới không có tên của Starbucks.
Logo mới của tập đoàn này đã bỏ bớt phần tên “Starbucks coffee”, chỉ để lại hình vẽ nàng tiên cá. Đó là một sự thay đổi đặc biệt thu hút nhiều phản ứng khác nhau từ các nhà tiếp thị cho đến các chuyên viên tư vấn, tập đoàn công ty lớn.
Mọi việc liệu có đơn giản như bạn thay đổi kiểu tóc của mình để trong lạ hơn hay không?
Đây là lần thứ 4 tập đoàn thay đổi logo trong vòng 40 năm lịch sử phát triển. Họ đã bắt đầu bước vào lĩnh vực mới, nơi đã có sẵn các tập đoàn lớn khác như Apple và Nike. Dù việc họ quyết định bỏ bớt phần tên trong logo có vẻ nghiêm trọng, nhưng các công ty như Apple hay Nike đều được biết đến nhờ vào biểu tượng, điều này đã tạo động lực cho Starbucks tin rằng việc có hay không có tên trong logo không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự nhận biết thương hiệu của khách hàng. Quan trọng hơn là logo của Starbucks vẫn giữ được biểu tượng nàng tiên cá và màu xanh lá cây chủ đạo trên logo, có lẽ việc này còn quan trọng hơn giữ tên thương hiệu trong logo.
Xu hướng bỏ tên thương hiệu ra khỏi logo của công ty là việc làm cần thiết hay dại dột?
- CẦN THIẾT
- Đối với thế giới, thì tập đoàn cà phê Starbucks đã trở thành một thương hiệu lớn, họ không chỉ bán cà phê mà đang bán thương hiệu của mình. Những năm gần đây, Starbucks bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thức ăn và nhiều hàng hóa khác. Do đó khi giới thiệu logo mới bỏ tên “Starbucks coffee” sẽ giúp họ mở rộng sang những lĩnh vực bên ngoài cà phê. Việc thay đổi logo được xem là một bước đi quan trọng trọng trong việc tái định vị lại thương hiệu, vượt ra khỏi biên giới cà phê trong lòng khách hàng.
- Hiện nay, Starbucks đang có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Việc bỏ tên thương hiệu ra khỏi logo, một mặt sẽ giúp tập đoàn linh động trong nhiều lĩnh vực, mặt khác sẽ giúp tập đoàn linh động hơn ở nhiều nước. Viêc xóa bỏ tên tiếng anh của công ty ra khỏi logo sẽ giúp họ kiểm soát sự kết hợp tên vào thương hiệu mình ở các quốc gia khác. Đó là một bước đi thông minh cho một tập đoàn có tham vọng phát triển toàn cầu.
- DẠI DỘT
- Việc thay đổi logo đã khiến Starbucks hứng không ít ” búa rìu” dư luận và bị nhiều khách hàng thân thiết chỉ trích. Các thương hiệu lớn như Apple hay Nike thành công là nhờ có đông đảo khách hàng thân thiết. Và trường hợp của Starbucks cũng không ngoại lệ. Nhưng chính khách hàng thân thiết lại là những người khó chấp nhận việc thay đổi logo, thậm chí họ còn là thành phần phản kháng dữ dội. Bất cứ việc thay đổi logo nào đều ảnh hưởng đến cảm nhận, mối liện kết giữa họ và thương hiệu, do đó khách hàng sẽ khó chấp nhận và muốn chống đối logo mới.
- Đó cũng chính là bài học cho Starbucks trong việc nên di chuyển thận trọng, và không nên đi quá xa cái cốt lõi của tập đoàn.
Và sau tất cả những thách thức từ các cổ đông, các khách hàng trung thành, tiêu cực lẫn tích cực, gặp không ít khó khăn, Starbucks vẫn phát triển đến hôm nay. Điều này cho thấy xu hướng bỏ tên thương hiệu ra khỏi logo là một việc cần thiết với một công ty đủ mạnh, đủ kiên trì và dũng cảm rời xa cái cốt lõi của mình để tiến sang một lĩnh vực khác giúp phát triển công ty.
Hãy thận trọng trong việc di chuyển, thay đổi công ty, khi bạn muốn phát triển và đi xa cái lõi của mình.
Về cá nhân, mình không nghĩ Starbucks chọn hướng đi theo kiểu lấn sang ngành khác vì:
1. Họ không có lợi thế ở ngành mới. Ra khỏi không gian cà phê, họ sẽ chết. :)) Ai không biết, nhưng mình sẽ không ăn kem cây ở Starbucks. Mình sẽ vào Lotteria ăn kem 3 ngàn.
2. Họ còn có thể mở rộng bằng cách đánh sang các quốc gia chưa có Starbucks (như vừa đánh Việt Nam bước đầu). Ở điểm này thì việc bỏ tên tiếng Anh khỏi logo có vẻ như là hợp lí.
e k rành về mar, nên thêm ý về dzụ này: tiết kiệm chi phí, in ấn đỡ vừa chữ vừa hình, màu tùm lum la, tr khi spham đang có hướng ngày càng tăng nhiều lên! Hai màu trắng xanh, dần dần, chắc sẽ là gam màu chủ đạo luôn! 😀 😛 p/s: k có lợi thế k có nghĩa là sẽ k thử! hồi sau sẽ rõ! O.O
Thật ra truok khi tìm hiểu v cũng không để ý về logo của Starbucks có tên trên logo hay không, chỉ chú ý đến màu sắc không đổi ah, nên v nghỉ màu sắc cũng quan trọng vs nhưng khách hàng không thân thiết :))
đúng là, Stbks đã chọn đúng thời cơ, nên những phản ứng k tích cực, ko đáng ngại, so vz những gì họ có được khi họ đổi logo!
H có nhận thấy dc chuyện nho nhỏ, là chi phí in ấn( tài chính), và lăm le ngành khác của stbks ( chiến lược).
nhờ có @p_m_p:disqus ptich và cho bik rằng, trk mắt, stbks k sai, nên H thêm tự tin với những suy nghĩ của mình + bik thêm nhiều thứ nữa. Cảm kích Pò Mụp vô cùng! hì hì
Hj có lẽ Starbucks cũng chuẩn bị cho việc này lâu rồi chứ k đơn giản gì, v cũng tán thành việc thay đổi, chỉ cầm ta đưng buok cả 2 chân xuống bùn là dc, cứ nhúng thử 1 chân xem độ an toàn…. Cám ơn H nha 🙂
<3 <3 ! 😀 ok. "thử" ! (y)
Gần đây Starbucks đang sử dụng logo và tất cả mọi thứ khác đều một màu hồng rất nữ tính. Đây là bước đi nhằm giới thiệu dòng sản phẩm mới, La Boulange, với khách hàng Starbucks.
Điều này phản biện lại quan điểm (1) của Tuki.
Còn về chuyện khách hàng trung thành phản đối, mình là một khách hàng mà tiền uống Starbucks mỗi tháng còn nhiều hơn tiền đổ xăng và tất cả các quán Starbucks trong bán kính 10 miles từ nhà mình họ đều biết mặt và tên mình, nhưng mình chẳng thấy có vấn đề gì với việc họ thay đổi logo cả.
Nên mình nghĩ rằng có thể những người lên tiếng chỉ là một thiểu số nhạy cảm và ồn ào.
Anyway, very good article !
Thanks man, nhưng cái này là của một em gái viết :D, không phải Tuki.
Có hai phần, một phần phản biện “em gái”, một phần phản biện Tuki kìa. Đọc bài ngó tác giả đàng hoàng mừ.
;))
Yeah yeah :D.
Theo tìm hiểu thì La Boulange là bánh mì đúng không Spon? Việc đổi thành toàn bộ màu hồng này chỉ ở giấy gói bánh các kiểu hay toàn bộ cửa hàng Starbucks? Mình nghĩ cửa hàng vẫn màu xanh chứ?
Họ không sơn lại cửa hàng, nhưng dùng khăn trải bàn, tạp dề và giấy bọc để cầm ly sang màu hồng. Logo trên giấy bọc vì vậy cũng trở thành màu hồng.
Màu hồng? Nghe ra hơi cẩm hường. TL không nghĩ mình muốn vào một cái quán cà phê gái tính vậy đâu.
Hj a, e là tác giả.^^ nếu a là fan của Starbucks chak a cũng biết về Howard schults, người hùng của Starbucks. Thật ra vào năm 2008 có tới 300 cửa hàng ở california nơi e đang sống đã thay đổi tông màu thành màu hồng vì muốn giới thiệu một loại nuok mới của ý, nhưng do sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, nên 1 sản phẩm mới đắt hơn k dc thành công, og đã ấp ủ lại chiến luok này, tới giờ thời cơ thuận lợi kinh tế có phần ok hơn, theo cả nghỉ của og ý, nên mới sdung lại, có thể thất bại năm nào sẽ giúp og có kinh nghiệm nhiều ^^. Nên dù thế nào e cũng nghỉ thành công như thế, thì og đúng à 1 nhà marketing giỏi, hơn thế thay đổi se giúp ta phát triển hơn
Mình chỉ biết đến và quan tâm đến Starbucks trong thời gian gần đây, còn giai đoạn trước mình không nắm rõ, cám ơn bạn Pò Mụp về thông tin này.
BTW, bạn đang ở chỗ nào của CA thế, mình ở Westminster
😉
Oh ở gần fairview vs westminter ah, gần hok
Golden West v. Westminster
Add FB đê, cuối tuần ra Starbucks đàm đạo 1 bữa nhá.
https://www.facebook.com/minhvnle
Hj a chính là khách hàng họ mong muốn nhất, nhưng trên thế giới có rất nhiều người a hok thể nói họ ồn ào nhạy cảm chỉ vì tình yêu lớn của mình thay đổi dc,
“Sẽ không quá khó khăn để bạn hiểu hết vai trò quan trọng và cần thiết của việc gây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu”, Phillip Kolter giống như og nói vậy, đây là lúc mà họ hiêu sự quan trọng của khách hang thân thiết, có người bỏ rơi, nhưng có người vẫn trung thành tới cùng :))
Màu đơn sắc có thể làm người ta nhớ lâu hơn. Nó có thể tạo ra một hiệu ứng mới chăng? Còn việc ông lớn Starbucks lấn sân vào thị trường kinh doanh khác thì điều này ta chưa thể đánh giá thành bại được. 😀
Nói gì thì nói chứ cái logo Starbucks phức tạp quá. Khó nhớ.
Náng tiên cá là một nhân vật được tin là có sức quyến rũ đặc biệt trong truyền thuyết, mang nét tương đồng với hương vị hấp dẫn mà trà, café, gia vị… mang lại. Nên Starbucks chọn làm logo, nhưng lúc đầu nàng tiên cá hơi gợi cảm, lúc sau dc thiết kế lại kín đáo hơn đó bạn
Thấy nó lạ, bản tính H lại hơ hỏng! k để ý kĩ, nhờ V mới bik là nàng tiên cá luôn! :v H cũng chỉ mới dc thưởng thức 2 ly stbks thôi!
Logo Stbks ngộ thiệt! O.O H cũng khó năm rõ. Nhờ @p_m_p:disqus mới bik là nàng tiên cá. Ban đầu, chỉ bik có màu xanh lá, trắng, cô gái và lu bu trên đó.
Nhưng, lúc còn là cái đứa chẳng bik Stbks có tồn tại, thấy dc lần đầu cái logo, H có thể nhận diện dc ngay và luôn vào lần sau. Ít logo nào lubu ngộ v mà! :))
ngay cả, 1 lần xem clip có phong cách vẽ giống v, H la lên “chắc logo của stbks đó”, thế là, tụi bạn ngồi kế hỏi “stbks là thằng nào?” …….giới thiệu về stbks k fee luôn! 😐 nhưng may là, stbks làm hài lòng H, nên khen là nhiều! 😀
p/s: cuối cùng, cái hình vẽ trên clip,hok phải logo của stbks :)) có thể, H thích thưởng thức cafe đến mù quáng, nên có thiên vị để luôn hợp lý hóa mọi hành động của stbks 😀
Công ty thì phải có sự thay đổi mà, dù thành công hay thất bại họ cũng học dc nhiều bài học, vậy cũng tốt, mà chắc như tụi mình cũng không hiểu hết dc :))
Starbucks đã sang nhiều nước châu á rồi a, theo e nghĩ nếu a vào một quán cafe mà bắt buộc chỉ được uống cafe a có cảm thấy gò bó và muốn tới đó nhiều không, hơn nửa a cũng không thể rủ nhiều bạn bè uống, việc a mua kem ở lotteria và Starbucks lại là 1 việc khác, cái này tuy vào mục đích của a la ngon bổ rẻ, hay muốn ăn kem mắc coa thương hiệu. Mỗi côngty, đều có đối tượng riêng của họ mà :)))
😀 Nếu thực sự muốn mở rộng sang bán những thức ăn uống khác, có lẽ Sb còn nhiều việc phải làm rồi.
mấy lúc bệnh, a Tuki như bệnh!==!
Hi cái này tự nhiên làm em nhớ đến một vấn đề khác được đăng cách đây không lâu. Đó là người ta mua thức ăn nơi khác nhưng vẫn ráng qua Sb ngồi. Cafe Sb thì em chưa uống thử bao giờ (nhưng nghe giang đồ đồn là không ngon (chắc tại k phù hợp với những người thích cafe phê robusta vị đậm như người Việt ^^). Nhưng phải công nhận là phong cách quán Sb lúc nào cũng rất ấm cúng, thiết kế đẹp, tinh tế. Chắc đó cũng là một lý do quan trọng kéo KH tới Sb. Nhưng nói chung giống như c nói, nếu muốn đến với thương hiệu nổi tiếng thì phải chịu khó tốn xiền thâu :)) :3
Uh cái bài dịch vụ chùa ah, cái đó thì chịu thua, khách hàng là thượng đế mà, các cửa hàng chak cũng đau đầu vấn đề này. Bên v cửa hang Starbucks nào cũng đẹp, nhìn là muốn vào….hj mà mak ghê
Đồng ý với a Tuki ở điều 1. Điều 2 không chắc chắn nên không dám lên tiếng :)) . Ngoài ra Jin heo nghĩ họ đang ngầm khẳng định vị thế của mình về lĩnh vực cafe nữa. Starbucks quá nổi tiếng đến nỗi ở nhiều chưa nó chưa ghé chân vào cũng có nhiều người biết đến thương hiệu + logo của nó; và khi người ta đã biết rồi thì còn thêm chữ Starbucks vô chi nữa cho màu mè :v ; có cảm giác như Starbucks đang ngầm nói rằng “Tụi tui nổi tiếng rồi nhìn logo ai chả biết là cafe Starbucks, đó thấy chưa không cần nói người ta cũng biết là hiểu sức mạnh của tụi tui rầu” :v :3
(quan điểm cá nhân thui :)) :P)
Ừa :)) thấy cái cục tròn tròn màu xanh là nghĩ Sb. Về cơ bản là anh ít đi cà phê sang nên chỉ biết mỗi cái cục của Starbucks thôi.
Em cũng không để ý nó hình tròn nửa ah :))) sv nghèo mà uông starbucks là nhịn đói chak luôn :p
Đồng ý vs jin, hj có lẽ Starbucks muốn minh ngang ngửa vs nhiều tập đoàn lớn khác. Ai cũng muốn mình ngày càng thành công mà.
Về mặt nổi của vấn đề, hầu như ai cũng thấy là việc thay đổi logo của Starbucks nhận được không ít “búa rìu” từ dư luận cũng như khách hàng thân thiết như bạn nói. Tuy nhiên mình nghĩ rằng (và dễ dàng hiểu rằng) phản ứng đầu tiên của con người là luôn thích những thứ quen thuộc và gẫn gũi với mình. Nó khiến họ có cảm giác tin tưởng.
Về logo mới, bản thân mình thấy nó đẹp, đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với những logo cũ. Nó cũng giúp STB khẳng định về việc kỷ niệm 40 năm thành lập và phát triển, giờ là lúc họ bước vào một chương mới. Nàng tiên cá được “zoom” gần hơn khiến khách hàng có cảm giác gần gũi và cởi mở hơn (dù chưa quen lắm vào thời gian đầu); nhưng mình thấy STB đang cố gắng hướng đến insight của khách hàng. Việc lược bỏ phần chữ cũng chưa hẳn nói lên STB đang đi xa khỏi cái lõi của mình (cho dù đúng là nó có thể đang muốn mở rộng nhiều danh mục đầu tư khác). Nói một cách đơn giản là chúng ta ai cũng thích đọc một bài báo/nhận được một câu trả lời “nhiều hình, ít chữ” càng súc tích cô đọng càng tốt!
Và với thương hiệu lớn thì ngoài nhiều yếu tố cơ bản, phần “hồn” của một logo càng quan trọng hơn. Về điểm này thì có thể thấy STB đã làm một cách rất khéo léo; nàng tiên cá thì vẫn là nàng tiên cá, chỉ có điều giá trị nàng tiên cá dành cho bạn vẫn không thay đổi, thậm chí còn nhiều điều mới lạ và hấp dẫn hơn; giống như thiếu nữ có vẻ đẹp của thiếu nữ và phụ có vẻ đẹp của…phụ nữ :v
Một chừng mực nào đó, việc zoom gần vẫn hợp lí. Nhưng đôi khi bỏ chữ, hình chỉ còn một cục xanh lè, nhất là khi nhìn từ xa, khiến cho khó phân biệt với các loại quán khác (Startup Cafe lúc trước chẳng hạn). Giờ quán nào cũng tròn tròn, xanh lá cây hoặc nâu, trông y như nhau.
Comments are closed.